Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

Quy hoạch hệ thống dịch vụ thương mại của Hà Nội.

 Đối với mỗi địa phương vấn đề phát triển dịch vụ thương mại là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, đóng vai trò mạch máu trong nền kinh tế, đối với Hà Nội, thủ đô của cả nước càng cấp thiết hơn nữa khi các giao dịch kinh tế rất lớn. Hệ thống các cơ sở này được quy hoạch định hướng phát triển như thế nào? ảnh hưởng như thế nào tới đời sống dân cư như các khu shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm? Trong chuyên mục này chúng tôi xin gửi đến quy hoạch về hệ thống dịch vụ thương mại của Hà Nội.

Đại siêu thị AEON Mall 

- Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,   

+ Khu đô thị trung tâm: Xây dựng mới trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia, quốc tế tại Mễ trì, Đông Anh; trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ quốc tế tại Tây Hồ Tây và Đông Anh; trung tâm dịch vụ thương mại tài chính ngân hàng tại các khu đô thị Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín – Thanh Trì và dọc tuyến đường vanh đai 4. Xây dựng mới trung tâm thương mại tổng hợp của thành phố khoảng 10 – 15 ha/khu tại Thượng Đình, Vĩnh Tuy…. Trên đất các khu công nghiệp, công sở chuyển đổi; cải tạo và nâng cấp các công trình thương mại dịch vụ đã có theo tầng bậc phục vụ các cấp. Khuyến khích sử dụng không gian ngầm trong các công trình thương mại dịch vụ, nhà ga đầu mối để phát triển các dịch vụ thương mại.

+ Tại các đô thị vệ tinh và các thị trấn: Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…. Đồng bộ, hiện đại và các tuyến, trục phố thương mại.

+ Tại các khu vực nông thôn: cải tạo và nâng cấp các chợ truyền thống; phát triển mở rộng các chợ đầu mối thu mua nông sản, trung tâm mua sắm – thương mại dịch vụ tổng hợp vừa và nhỏ, chợ bán lẻ.

+ Khu vực đầu mối giao thông: hình thành 02 khu dịch vụ, phân phối, trung chuyển hàng hóa tại Sóc Sơn và Phú Xuyên. Xây dựng mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng khoảng 20-30 ha/chợ gắn với các vùng nông nghiệp lúa, rau, hoa quả, sản lượng cao tại 05 khu vực: phía bắc (mê linh), phía nam (Phú Xuyên), phía tây (quốc oai), phía đông ( Long Biên, Gia Lâm – nơi có lợi thế quan trọng trong đầu mối các tỉnh phía đông rất gần với khu biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm), phía tây bắc (sơn tây). Xây dựng mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng khoảng 20 ha/trung tâm gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông vùng tại Sóc Sơn, Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

Từ nội dung trên chúng ta có thể thấy các quy định rất toàn diện, trong đó các trung tâm mang tầm vóc quốc gia, khu vực có thể xác định như Mễ Trì, Đông Anh, Tây Hồ hoặc dọc các trục đường vành đai 4, các trung tâm kho vận nằm ở Phú Xuyên, Sóc Sơn là hai đầu của Thành Phố, các đô thị vệ tinh, một số thị trấn xây dựng các trung tâm bán buôn và mua sắm, các trung tâm đầu mối, các khu vực nông thôn phát triển mạng lưới chợ đầu mối, trung tâm dịch vụ phục vụ trực tiếp cho người dân. 

- Để cụ thể nội dung trên UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, xác định:

Mục tiêu phát triển:

+ Mục tiêu chung: Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn, trung tâm về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á; Thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại, thanh lịch, phát triển bền vững. Tạo ra sự đột phá trong phát triển thương mại Hà Nội trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân.

+ Mục tiêu cụ thể:

* Mục tiêu xuất nhập khẩu:

√ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 14 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 13 - 14%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Đến năm 2020, sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.

√ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 11- 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 10 - 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

* Mục tiêu phát triển thương mại nội địa

√ Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành thương mại giai đoạn 2011- 2015 bình quân là 12,3%/ năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 13%/năm.

√ Tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành thương mại trong GRDP hàng năm của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 là 18 -19%, giai đoạn 2016 - 2020 là 17 - 19%.

√ Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội giai đoạn 2011- 2015 bình quân là 18 - 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 17 - 18%/năm.

√ Tỷ trọng thương mại bán lẻ hiện đại đạt 30% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.

- Định hướng quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm:

+ Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng:

Tập trung đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực: Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sơn Tây, nơi đây các khu dân cư như liền kề Eurowindow Twin Parks Gia Lâmn tiếp cận rất thuận lợi.

+ Trung tâm bán buôn cấp vùng:

Phát triển một số trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng tại các khu vực: Gia Lâm, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Phú Xuyên, Sóc Sơn với diện tích khoảng 20ha/trung tâm.

Phát triển 01 trung tâm phân phối nguyên phụ liệu dệt may, da giày với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện điện tử và phụ liệu với diện tích 3 - 5 ha; 01 trung tâm phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng với diện tích 10 - 15 ha; 01 trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô và 01 sở giao dịch hàng hóa.

+ Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng:

Phát triển 01 trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại Mễ Trì - huyện Từ Liêm với diện tích khoảng 50ha, 01 trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế tại Đông Anh với diện tích khoảng 50ha.

+ Trung tâm dịch vụ quốc tế (thương mại, tổng kho và các dịch vụ phụ trợ):

Phát triển 02 trung tâm thương mại tổng hợp cấp Thành phố tại Thượng Đình - quận Thanh Xuân và Vĩnh Tuy - quận Hoàng Mai với diện tích từ 10 - 15ha/trung tâm; 02 khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (logistics) tại Sóc Sơn và Phú Xuyên với diện tích khoảng 50ha/khu.

Với việc phân bổ chức năng cho từng khu vực mục tiêu là để tăng cường quy mô, chất lượng trong hoạt động thương mại, làm các dịch vụ thương mại ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu của của dân cư, từng khu vực dân cư, trong đó có khu biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm.

Phụ lục

Danh mục các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư

(kèm theo quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

A. Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng và chợ chuyên doanh

TT

Dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Thời gian thực hiện

2010-2015

2016-2020

1

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

KĐT Long Biên – Gia Lâm

30

X

 

2

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

Huyện Quốc Oai

20

x

x

3

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

KĐT Mê Linh

30

x

x

4

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

KĐT Phú Xuyên

30

x

x

5

Chợ đầu mối NSTH cấp vùng

Thị xã Sơn Tây

30

 

x

 

B. Trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng

TT

Dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Thời gian thực hiện

2010-2015

2016-2020

1

Trung tâm bán buôn cấp vùng

KĐT Long Biên – Gia Lâm

20

X

 

2

Trung tâm bán buôn cấp vùng

H. Sóc Sơn

20

x

 

3

Trung tâm bán buôn cấp vùng

TT Chúc Sơn – Chương Mỹ

20

x

X

4

Trung tâm bán buôn cấp vùng

ĐT Hòa Lạc

20

x

X

5

Trung tâm bán buôn cấp vùng

ĐT Phú Xuyên

20

x

X

 

C. Trung tâm hội trợ triển lãm quốc gia và quốc tế

TT

Dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Thời gian thực hiện

2010-2015

2016-2020

1

Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia

Khu Mễ Trì – H. Từ Liêm

50

X

 

2

Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế

KĐT Đông Anh

50

x

x

 

D. Trung tâm dịch vụ quốc tế (thương mại, tổng kho và các dịch vụ hỗ trợ)

TT

Dự án

Địa điểm

Quy mô (ha)

Thời gian thực hiện

2010-2015

2016-2020

1

Trung tâm logicstics

H. Sóc Sơn

50

 

x

2

Trung tâm logicstics

H. Phú Xuyên

50

 

x

3

Trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố

Thượng Đình – Thanh Xuân

10-15

X

 

4

Trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố

Vĩnh Tuy – Hoàng Mai

10-15

X

 

5

Sở giao dịch hàng hóa

 

2-3

 

x

6

Trung tâm phân phối linh kiện đinệ tử và nguyên phụ liệu

 

3-5

X

 

7

Trung tâm phân phối linh kiện lắp ráp ô tô

 

3-5

 

x

8

Trung tâm phân phối hàng công nghiệp

 

10-15

X

 

 

Có thể nói hoạt động thương mại là hoạt động sát sườn với nhu cầu của người dân. Hàng hóa được luân chuyển tốt hay không, chất lượng dịch vụ được nâng cao hay không để theo kịp với tốc độ phát triển của người dân thì dịch vụ thương mại phải đảm nhiệm. Với mạng lưới quy hoạch như trên sẽ giải giải được bài toan nâng tầm thương mại Hà Nội người hưởng lợi nhất vẫn là người dân thủ đô trong đó có dân cư khu shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm.

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối, cho thuê biệt thự, shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm 0987.429.748

Trân trọng!

Quy hoạch hệ thống dịch vụ thương mại của Hà Nội. Reviewed by vietland24h.net on 00:39 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu