Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

NGHỊ QUYẾT VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết quan trọng liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở tổng kết lại các nghị quyết và tình hình phát triển thực tiễn hiện tại Bộ Chính trị đã đưa ra đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vùng để từ đó đưa ra chỉ đạo làm kim chỉ nam cho sự phát triển của Vùng.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ 

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo điều kiện tự nhiên, Việt Nam được chia thành 06 vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng Sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh trực tiếp nằm trong vùng và 21 huyện, 01 thị xã phía Tây của tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Có đường biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp đồng bằng Sông Hồng, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ. Diện tích: 116.898km2, chiếm 35% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Thành phần dân tộc: hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống, Dân số toàn vùng: 14,7 triệu người, chiếm 15,2% dân số cả nước. Đây là vùng cửa ngõ phía Tây và phía Bắc quốc gia, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của nước ta. Là vùng có tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoang sản quý hiếm, diện tích đồi rừng lớn, nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng bắc bộ.

Trong thời gian qua hạ tầng kinh tế - xã hội của Vùng, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng và giữa vùng với cả nước. Một số địa phương đã có sự sáng tạo, bứt phá tạo nên điểm sáng trong vùng và cả nước.

Tuy nhiên, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả, vẫn là vùng trũng trong phát triển và lõi nghèo của cả nước, liên kết vùng còn yếu. Khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người trong nội vùng so với bình quân chung của cả nước tiếp tục gia tăng. Quy mô kinh tế nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chất lượng chưa cao. Cơ cấu nội ngành và giữa các ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm. Các địa phương trong vùng đều chưa cân đối được ngân sách. Hoạt động hợp tác, kết nối với các địa phương ngoài vùng, các tỉnh của Lào, Trung Quốc còn khiêm tốn. Phát triển văn hóa – xã hội còn nhiều bất cập. Một số phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu còn tồn tại. Chất lượng giáo dục và đào tạo ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo thấp hơn mức bình quân trung bình cả nước. Một số chỉ số về chăm sóc sức khỏe nhân dân còn ở mức thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào thiếu số, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Tình hình an ninh, trật tự một số lĩnh vực, tại một số địa bàn chưa thực sự vững chắc….

Nghị quyết xác định vị trí, vai trò của Vùng: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về cả kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát triển nhanh, bền vững từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong cả nước.Đặt phát triển vùng trong tổng thế phát triển chung cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.

Nghị quyết xác định: Phát triển và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng hiện có, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế toàn vùng, từng tiểu vùng và từng địa phương trong vùng, hình thành các hành lang kinh tế một số vùng độc lực, cực tăng trưởng, phát triển các chuỗi ngành kinh tế, vùng đô thị công nghiệp, nhằm tạo sự bức cho toàn vùng, xây dựng cơ chế liên kết và điều phối phát triển vùng một cách tích cực, có hiệu lực, hiệu quả, xây dựng cơ chế liên kết và điều phối phát triển vùng một cách tích cực, có hiệu lực, hiệu qảu, mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là các địa phương của hai nước Lào, Trung Quốc chung đường biên giới với nước ta. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu tiên đặc biệt, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng; cải thiện mạnh môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh tế, nhất là của các khu vực kinh tế tự nhân, cho phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lơi thế. Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho hạ tầng giao thông và những địa bàn xa xôi, đặc biệt khó khăn; coi đây là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu đối với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái. Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao đời sống vaatjc hất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vung chắc biên giới của tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu phát triển của vùng: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đông bằng sông Hồng, thủ đô Hà Nội, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch; bảo vệ; khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn; đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, khoang sản; bảo vệ môi trường, an ninh sinh thái và an ninh nguồn nước. Một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đến năm 2045 vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước…

Với định hướng, chỉ đạo của Bộ Chính trị là văn kiện quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của Vùng.

(trích lược nội dung bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)

 

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam đơn vị chuyên tư vấn đầu tư, phân phối dự án bất động sản. Hotline: 085.989.3555

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

Trân trọng!

NGHỊ QUYẾT VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Reviewed by vietland24h.net on 08:22 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu