HÀ NỘI PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ SÔNG HỒNG
Ngày 31/3/2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 1045/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000 ha, thuộc địa giới hành chính 13 quận, 55 phường.
Chiều ngày 5/4/2022 UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố công khai các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và quy hoạch phân khu sông Đuống R6, tỷ lệ 1/5000 đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng thuộc địa phận của 13 quận, huyện của thành phố Hà Nội.
Quy hoạch phân khu Sông Hồng |
Thông tin Quy hoạch |
Phân khu sông Hồng |
Đồ án được công bố |
Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden
Các đồ án này đã phủ kín 100% quy hoạch phân khu trên địa bàn
Thành phố, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô
thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không
gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng,
các công viên xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ
đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện điều kiện sống của
người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Vấn đề được quan tâm nhất trong đồ án quy hoạch là việc phòng
chống lũ cho Hà Nội. Phân khu Sông Hồng có hơn 40km và không gian thoát lũ của
sông Hồng, kéo dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ sở. Quy hoạch trong không gian thoát
lũ từ đê cấp 1 ở tả ngạn tới đê đặc biệt ở hữu ngạn hiện có được xây dựng theo nguyên
tắc không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới, không
thu hẹp không gian thoát lũ, không đề xuất giải pháp đê mới trong đê cũ; không
làm thay đổi mục tiêu, tiêu chuẩn phòng, chống lũ của hệ thống sông đã được phê
duyệt. Đồng thời đây là trục không gian đặc trưng hành lang xanh với cây xanh mặt
nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, hình thành trục
không gian văn hóa – cảnh quan sinh thái Hồ tây – Cổ Loa…
Đây cũng là căn cứ để thực hiện chỉnh trang lại hệ thống dân
cư hiện hữu, bảo tồn di tích, kiến trúc lịch sử, phát triển mới diện mạo mới
cho đô thị hai bên bờ sông hồng.
Phân khu Sông Hồng có diện tích gần 11.000 ha, trong đó sông
Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi trên sông 5.400 ha, phần diện tích còn lại là khu
vực đã xây dựng gồm các làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như
Bát Trang, Văn Khê, Tứ Liên, Quảng An, Yên Phụ….và đất thực hiện một số mục đích
sử dụng khác.
Phân khu sẽ được chia thành 03 phân đoạn và 08 bãi sông Hồng.
Các phân đoạn gồm:
Từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long (đoạn R1 – R2) là khu vực
phát triển không gian simnh thái, bảo tông trên các cơ sở các làng xóm ven đô được
dần đô thị hóa và đất bãi, đất nông nghiệp, trồng rau, hoa màu, cây cảnh….của các
huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm. Khu vực này được định hướng
phát triển mô hình trang trai sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch và
các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển.
Từ Cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì đoạn R3 – R4: khu vực
trung tâm của phân khu đô thị sông Hồng, khu vực được định hướng là khu vực đa
chức năng, với các công trình công coongjv ăn hóa, thương mại dịch vụ và các không
gian cảnh quan thúc đảy tiện nghi giải trị của đô thị ở khu vực bãi giữa, trục
không gian lịch sử liên kết khu vực Hồ Tây – Cổ Loa.
Cầu Thanh Trì đến Cầu Mễ Sở, đoạn R5: không gian sinh thái
trọng tâm của phân khu đô thị sông Hồng, với các khu vực nông nghiệp trồng rau
màu, cây cảnh, các khu vực nuôi trồng thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền
thống và các công trình di tích lịch sử, khu vực này được định hướng bảo tồn và
khôi phục các giá trị tự nhiên và văn hóa phục vụ du lịch và phát triển các khu
vực đa chức năng gắn với các hoatjd dộng thương mại, dịch vụ, vận chuyển làng
nghề Bát Tràng.
Hà Nội cũng nghiên cứu quy hoạch 08 bãi sông Hồng. Trong đó
có 06 khu vực nghiên cứu xây dựng mới vào khoảng 1.590 ha với tỷ lệ 5% thuộc địa
phận Thượng Cát – Liên Mạc, Hoàng Mai – Thanh Trì, Chu Phan – Tráng Việt, Đông
Dư – Bát Tràng, Kim Lan – Văn Đức. Khu vực Tàm Xá – Xuân Canh khoảng 15% vào
khoảng 408 ha. Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị
hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp
phù hợp với hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh qua, chủ
đạo của đô thị trung tâm.
Phân khu đô thị xây dựng mới 06 cầu đường bộ qua sông Hồng. Xây
dựng mới hai tuyến đường trục chính đô thị dọc sông Hồng, trên hai trục này xây
dựng gồm các cầu: Cầu Hồng Hà, Cầu Mễ Sở trên đường vành đai 4; Cầu Thượng Cát,
cầu Ngọc Hồi trên đường vành đai 3,5; Cầu Tứ Liên, Cầu Trần Hưng Đạo, giai đoạn
2 của cầu Vĩnh Tuy, mở rộng cầu Thăng Long và cầu Bắc Cầu qua sông Đuống trên
tuyến đường trục chính đô thị dọc sông Hồng.
Đồ án ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho một phân khu lớn
nhất, có tầm ảnh hưởng rộng nhất và là trục cảnh quan quan trọng bậc nhất trong
nội đô Hà Nội. Đây cũng là một bước hoàn thiện quy hoạch phân khu trong khu đô
thị trung tâm Hà Nội, hướng đến việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cũng là cơ hội để hoàn thiện bộ mặt Thủ
đô, nâng cao giá trị của các dự án như biệt thự, shophouse Avenue Garden.
Trân trọng!
Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden