Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XANH VÀ MẶT NƯỚC CỦA HÀ NỘI

Một trong những mục tiêu quan trọng bậc nhất trong phát triển Hà Nội trong tương lai đó là yếu tố Xanh, yếu tố này luôn đi đầu trong trùm mục tiêu xanh – văn minh – văn hiến – hiện đại. Trong quy hoạch Thủ đô yếu tố này được thể hiện như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân khu dân cư Shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm?


Dọc Sông Hồng đang được quy hoạch 

Trong thế kỷ XXI việc các quốc gia tận dụng được lợi thế để đưa đất nước mình phát triển là việc tất yếu nhưng có quốc gia chọn đi nhanh, lấy tăng trưởng làm đầu hay quốc gia đảm bảo được giữ gìn sinh thái, tôn trọng thiên nhiên, nhưng dù lựa chọn theo phương án nào thì cũng đều có những ưu nhược điểm của mình. Mô hình được vựa chọn nhiều nhất là mô hình phát triển bền vững vừa đảm bảo được sự tăng trưởng cần thiết vừa đảm bảo được yếu tố môi trường. Trong môi trường đó thì định hướng phát triển không gian xanh và mặt nước sẽ chiếm vị thế quan trọng hàng đầu. Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có quy định:

- Định hướng không gian xanh: bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh dọc sông nhuệ, các nêm xanh và các công viên đô thị. Các mảng xanh này đan xen nhau tạo thành nên sự cân bằng trong không gian của Thủ đô.

- Hành lang xanh gồm các khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp…. được bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ cảnh quan và đảm bảo môi trường sống đô thị. Đây chính là khu vực từ đường vành đai 4 trở ra, việc phát triển chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp trên một không gian rộng lớn đã giúp thành phần này chiếm chủ đạo trong thị phần hành lang xanh, kết hợp với mật độ thấp.

- Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu vực nội đô mở rộng với các khu vực đô thị mở rộng phía nam sông Hồng. Dự trên dòng sông này để Hà Nội xây dựng ranh giới tự nhiên của vùng nội đô mở rộng và vùng mở rộng phía nam. Trong đó phần nội đô mật độ sẽ rất cao, còn phần từ bờ tây sông Nhuệ tới đường vành đai 4 sẽ thấp hơn, cách vành đai này tầm 2.5-3km, nên cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ quy hoạch này

- Các nêm xanh là vùng đệm xanh phân cách các khu đô thị mới dọc phía Đông tuyến đường vành đai 4 và phía bắc sông Hồng. Có thể hiểu nội dung này chính là vùng đan xen giữa các khu dân cư bám dọc theo các trục đường hướng tâm hoặc các khu dân cư cũ trước đây, vành đai xanh là lớp cắt phân biệt nội đô mở rộng với vùng mở rộng nam sông Hồng còn các vùng nêm xanh là phân định theo chiều dọc.

- Hệ thống công viên đô thị: Nâng cấp các không gian xanh hiện có, bổ sung thêm một phần quỹ đất trong các khu đất sau khi dời các công sở, các cơ sở sản xuất công nghiệp…. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu tăng mật độ cây xanh lên cho Thủ đô nhất là khu vực nội đô đất chật người đông, muốn thực hiện được giải pháp này chỉ còn cách cải tạo, nâng cấp những công viên đang sẵn có lên và các cơ quan, tổ chức nằm trong diện phải di dời ra bên ngoài. Có được như vậy đời sống người dân mới được nâng lên.

- Trong khu vực nội đô ưu tiên xây dựng mới và hoàn thiện các công viên, vườn hoa. Xây dựng công viên giải trí và chuyên đề như: Công viên lịch sử Cổ Loa; công viên văn hóa giải trí Hồ Tây, vườn thú, công viên thống nhất, yên sở, Mễ trì….; công viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao; kết nối liên hoàn với hệ thống cây xanh tự nhiên tại các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích và hệ thống sông hồ. Kiểm soát phát triển các làng xóm hiện hữu, xây dựng một số công trình công cộng ở quy mô nhỏ, tháp tầng gắn với đặc trưng sinh thái cây xanh và mặt nước Cổ Loa, Sông Thiếp, đầm Vân trì…những khu dân cư dọc theo hai bên sông Hồng như khu biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm

- Mặt nước: giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước để cân bằng môi trường sinh thai, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch và vui chơi giải trí. Thiết lập các tuyến hành lang bảo vệ cho các sông, hồ, đạp, thủy lợi. Quy hoạch không gian cảnh quan sinh thái bảo vệ môi trường sinh học dọc các tuyến sông nối kết với các không gian xanh, các trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội lớn của thành phố và khu vực nội đô lịch sử để tạo ra các đặc trưng môi trường: Văn hóa, sinh thai, kiến trúc, mặt nước, cây xanh. Hệ thống mặt nước này Hà Nội rất đa dạng, các loại hồ lớn như Hồ Tây, đầm Vân Trì, Suối Hai, Quan Sơn, Đồng Mô….trong đó diện tích mặt nước lớn nhất chính là dòng sông Hồng là ý nghĩa quan trọng nhất, vừa đóng vai trò cung cấp nước cho các hồ hoặc gian tiếp cung cấp nước cho các hồ trên địa bàn, đồng thời tạo cảnh quan cho không gian, điều hòa khí hậu, cũng là nguồn cung cấp phù sa màu mờ cho lưu vực sông Hồng. Đây là điểm nhấn của shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm mà không nhiều nơi có được, hệ thống hồ, mặt nước của Gia Lâm rất lớn, một màu xanh mát từ bờ sông Hồng đến bờ sông Đuống

Có thể thấy để một địa phương như Hà Nội để phát triển bền vững cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó quy hoạch không gian xanh, giữ gìn, bảo tồn diện tích mặt nước hợp lý là ưu tiên hàng đầu bởi đây vừa khai thác yếu tố tự nhiên sẵn có chi phí thấp vừa đảm bảo được mỹ quan chung của thành phố. Điểm này chính là điểm nhấn quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống người dân, cư dân khu biệt thự, liền kề Eurowindow Twin Parks Gia Lâm cũng có những lợi thế khi nằm gần quy hoạch ven sông Hồng, rất phù hợp để an cư, nâng tầm chất lượng cuộc sống của bạn.

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối, cho thuê biệt thự, shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm, liền kề Tây Tựu 0987.429.748

Trân trọng!

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN XANH VÀ MẶT NƯỚC CỦA HÀ NỘI Reviewed by vietland24h.net on 00:46 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu