Top Ad unit 728 × 90


Tin tức

recent

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 NHƯ THẾ NÀO

Giao thông luôn là phần quan trọng nhất trong vấn đề phát triển đô thị cũng như trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông chính là bước đi trước và đóng vai trò khung trong sự phát triển tổng thể của mỗi địa phương, đặc biệt là Thủ đô, bộ mặt của cả nước. Trong chuyên đề này chúng ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ số và mục tiêu chung của giao thông Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các khu dân cư mới như biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm.

Quy hoạch phát triển giao thông 

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 quy định về sự phát triển chung của giao thông Thủ đô (đây là định hướng chung):

- Tăng cường phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của thành phố như: xe buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị; xây dựng một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 trở vào. Xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố theo từng giai đoạn. Tổ chức giao thông hơp lý tại các nút giao thông, các tuyến đường, đảm bảo lưu thông trong nội đô và tại các cửa ngõ của đô thị, góp phần giải quyết ách tắc và tai nạ giao thông.

- Tỷ lệ giao thông khu vực đô thị trung tâm chiếm 20-26% đất xây dựng đô thị. Vận tải hành khách công cộng năm 2020 đáp ứng 35% tổng lượng hành khách, năm 2030 khoảng 55%; tỷ lệ đất giao thông các đô thị vệ tinh chiếm 18 – 23% đất xây dựng đô thị, vận tải hành khách công cộng năm 2020 đáp ứng 26%; năm 2030 khoảng 43%; tỷ lệ đất giao thông các thị trấn chiếm 16% - 20%.

Liên kết khu vực đô thị trung tâm với các khu đô thị vệ tinh bằng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng: đường sắt ngoại ô, BRT, ô tô buýt.

Từ định hướng chung về giao thông Thủ đô trên chúng ta có thể thấy một số điểm nhấn sau:

- Thứ nhất: Ưu tiên phát triển của giao thông Hà Nội là phương tiện công cộng.

Đây là hướng đi phổ biến của các nước trên thế giới khi hướng tới việc giảm thiểu ùn tắc và hạn chế được ô nhiễm môi trường. Và hai loại hình được lựa chọn là đường sắt đô thị và tuyến buýt nhanh BRT. Như vậy phương tiện giao thông cá nhân sẽ bị hạn chế, các phương tiện giao thông công cộng dần được thay thế. Muốn vậy cần một lộ trình song song cùng phải thực hiện, đó là tăng thị phần giao thông công cộng và giảm phương tiện giao thông cá nhân. Để tăng cường được giao thông công cộng cần phải trang bị đường sắt, hạ tầng cho các tuyến đường BRT, đây là việc không hề đơn giản vì tiêu tốn rất nhiều chi phí. Tuyến đường sắt đô Cát Linh – Hà Đông, hay Ga Hà Nội – Nhổn luôn là bài học đắt giá cho các nhà hoạch định hoặc các tuyến BRT là đề tài bị đưa ra đánh giá kém hiệu quả. Công tác nào cũng cần có thời gian đặc biệt là việc liên quan tới các phương tiện công cộng này, không những có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính, phương án, hạ tầng phụ trợ mà còn cả giáo dục được tâm lý, thói quen để người dân tham ra giao thông thực hiện được hiệu quả hơn, nhất là đối với cư dân khu đô thị mới như shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm càng cần phải chuẩn bị tốt hơn nữa về mặt ý thức và kết nối của khu dân cư với hạ tầng giao thông bên ngoài này.

Thứ hai: Tỷ lệ giao thông đạt từ 20-26% đất xây dựng đô thị.

Đây cũng là điểm chuẩn của giao thông của các nước tiên tiến. Thông thường thì các nước này vào khoảng 22-28%. Với tỷ lệ này đảm bảo được hệ thống giao thông đủ lớn để vận hành được, càng phát triển thì nhu cầu đi lại càng nhiều, giao thông luôn là mạch máu của cơ thể nên nếu lượng máu quá cao mà không được luân chuyển kịp thời thì dễ bị vỡ, nguy cơ cơ thể đó sẽ không thể khỏe mạnh được. Mạch máu này có thể có nhiều cấp độ khác nhau như cao tốc, đường trục chính, vành đai, đường liên khu, nội khu….mỗi một loại có chức năng riêng với nhau như khu dân cư liền kề Eurowindow Twin Parks Gia Lâm cũng được hưởng lợi từ những quy hoạch này.

Thứ ba: Các chỉ số quy hoạch giao thông của thành phố vệ tinh thấp hơn đô thị trung tâm.

Điều này là tất yếu, đóng vai trò là nơi chia lửa cho đô thị trung tâm, được quy hoạch khá chuyên biệt nên các đô thị vệ tinh mật độ dân cư thường không cao, quy mô ngành nghề cũng không lớn dẫn đến việc lưu lượng người qua lại cũng không đông quá nên các chỉ số này sẽ thấp hơn như tỷ lệ đất cho giao thông, hay tỷ lệ người tham gia giao thông công cộng….

Thứ tư: Liên kết khu đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Từ điểm này cũng có thể thấy mô hình kết nối các đô thị lại với nhau không chỉ bằng đường vành đai mà còn là đường hướng tâm, mà tiêu chuẩn các đường hướng tâm này rất lớn, đảm bảo nhiều loại hình vận tải cùng được tổ chức trên tuyến đường đó, trong đó ưu tiên là phương tiện giao thông công cộng, giúp trong thời gian ngắn nhất có thể di chuyển đến vị trí của mình đang cần. Cư dân khu shophouse, biệt thự Eurowindow Twin Parks Gia Lâm cũng có những ưu thế lớn khi nằm trên nhiều giao lộ trọng điểm của Hà Nội nên đi lại rất thuận lợi.

Hà Nội năm 2020 đã có nhiều đổi mới, năm 2025 và 2030 về cơ bản sẽ có chuyển biến nhiều hơn nữa khi các bộ khung giao thông tương lai của Hà Nội được hoàn thiện.

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối, cho thuê biệt thự, shophouse Eurowindow Twin Parks Gia Lâm 0987.429.748

Trân trọng!

 

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 NHƯ THẾ NÀO Reviewed by vietland24h.net on 01:02 Rating: 5

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
DMCA.com Protection Status Chung cư CT3 Nghĩa Đô Chung cư Phú Mỹ Complex Chung cư Phú Mỹ Complex chung cư n03t6 ngoại giao đoàn FreeWebSubmission.com http://addurl.nu